Lân Sư Rồng Phù Đổng Q6
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lân Sư Rồng Phù Đổng Q6

Giao lưu trao đổi kinh nghiệm về lân sư rồng
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Lập võ đường cảm hóa "đại ca nhí"

Go down 
Tác giảThông điệp
anhzaidx
Admin
Admin
anhzaidx


Tổng số bài gửi : 4
Join date : 22/08/2011
Age : 31
Đến từ : Hồ Chí Minh

Lập võ đường cảm hóa "đại ca nhí" Empty
Bài gửiTiêu đề: Lập võ đường cảm hóa "đại ca nhí"   Lập võ đường cảm hóa "đại ca nhí" EmptyTue Aug 23, 2011 1:48 pm

Sau hơn 19 năm thành lập võ đường , võ sư Phước đã huấn luyện, cảm hóa hơn 10.000 lượt thanh thiếu niên giang hồ, thường xuyên duy trì 300 môn sinh là trẻ em bụi đời, con nhà nghèo tự nuôi nhau bằng các nghề biểu diễn khí công, múa lân-sư-rồng, múa rối, thổi kèn, đánh trống…
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Để tự răn mình và hướng thiện cho đám trẻ vốn là con em của những đàn anh, đàn chị khét tiếng trên địa bàn quận 6 (TP Hồ Chí Minh), võ sư Lê Đình Phước (Phó Giám đốc Nhà thiếu nhi quận 6) đã khai sinh võ đường Vovinam và thành lập đội lân mang tên Phù Đổng.

Chiêu dụ giang hồ nhí bằng kung-fu

Sinh ra không biết mặt cha lại sống tại khu gia binh Hòa Hưng (quận 3) tập trung đông đúc thành phần bất hảo nên từ nhỏ, cậu bé Lê Đình Phước sớm tiêm nhiễm lối sống giang hồ. Tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận 6, võ sư Phước, nhớ lại: "11 tuổi tôi bỏ học, gia nhập các băng nhóm sống bất cần đời. 3 năm sau, được các anh chị ở Quận đoàn cảm hóa nên tôi rời bỏ lối sống cũ. Năm 1989, sẵn mớ vốn liếng võ thuật học từ năm 9 tuổi, tôi đề xuất ý tưởng "Học võ - Rèn người" nhằm mục đích quy tụ thanh thiếu niên hư hỏng, chưa ngoan để tạo sân chơi thu hút và qua đó dùng tình thương cảm hóa các em. Đề xuất đó được Hội Việt võ đạo TP Hồ Chí Minh và võ sư Trương Quang An (giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 2) ủng hộ và hỗ trợ về chuyên môn".

Võ sư Phước với kỷ yếu về những học trò lầm lỡ mà anh đón nhận, cưu mang.

Chưa đầy một năm khai trương võ đường và Đội lân - sư - rồng Phù Đổng, võ sư Lê Đình Phước trở thành thần tượng trong mắt hàng trăm môn đồ có xuất tích giang hồ. Lúc cao điểm võ đường có hơn 300 môn sinh với những hình xăm vằn vện, toàn thân chi chít vết sẹo lồi, lõm theo học. "Học võ không tốn tiền, lại được trau dồi những điều hay lẽ phải nên các em rất thích! Nhưng cũng có không ít tay anh chị vác mã tấu tìm đến võ đường thách thức "nếu đánh thắng tui mới cho đệ tử bái sư". Nhắc lại chuyện xưa, anh cười: "Những lúc như thế tôi thẳng thắn khước từ, bảo luyện võ để phòng thân, tăng cường sức khỏe và giúp người chứ không phải thi thố hoặc bức hiếp người khác". Nghe nói lời thiệt hơn, các đại ca thu đao lệnh đệ tử "Nhớ lời thầy Phước nghen mậy!".

Không chỉ tinh thông võ nghệ…

Từ khi thành lập đến nay, Đoàn lân - sư - rồng Phù Đổng vẫn duy trì lịch tập từ 5h chiều đến 9h tối. Sau khi luyện các đường quyền, môn sinh tập khí công, nhào lộn, múa lân đi trên mai hoa thung, di chuyển trên ngọc châu (khối hình tròn), leo cột… Nhìn đám học trò đầu tóc nhuộm vàng, môi thâm tím vì hậu quả của những năm tháng nghiện thuốc lá, mình mẩy xăm chi chít rắn, rồng, đầu lâu xương sọ… say mê tập luyện, ăn nói với người lạ lễ độ, hòa đồng với đồng môn, lễ phép với sư phụ, võ sư Lê Đình Phước ngập tràn hạnh phúc. Hạnh phúc mà anh phải đánh đổi bằng quãng thanh xuân, phải mất ăn mất ngủ, nhiều đêm nước mắt chảy ngược vào trong và trải qua vô số khó khăn… mới có được.

Đoàn lân đa tài

Bên cạnh những tuyệt chiêu kung-fu, hàng trăm đệ tử "bụi bặm" của võ sư Lê Đình Phước còn là những nghệ nhân khéo tay, nghệ sĩ múa rối, thổi kèn siêu hạng. Về điều này, anh chia vui: "Năm 2002, giữa lúc đầu óc luẩn quẩn chuyện làm thế nào để nuôi đội lân trong bối cảnh thu nhập bèo bọt, tụi nhóc bữa đói bữa no thì tôi tình cờ thấy một đội kèn Tây đang thổi cho một đám ma. Ý định thành lập đội kèn đặng nhận "sô" khi không diễn lân thôi thúc tôi. Tháng 9/2002, Đội kèn nghi lễ Phù Đổng ra đời. Không chỉ phục vụ lễ hội, đón khách tham dự hội nghị, đội kèn còn phục vụ tang ma, giỗ chạp. Tiếp đó tôi luyện cho các em diễn múa rối, đánh trống".

Những năm 2006, 2007, 2008 là thời điểm "vàng son" của Đội lân Phù Đổng khi liên tục đạt được nhiều thành tích cao trong Liên hoan lân - sư - rồng tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Thuận. Thời điểm này Đội rối mà cũng là Đội kèn, Đội lân liên tục nhận được nhiều "sô" mời biểu diễn tại các trường mầm non, mẫu giáo trong thành phố… và được Khu du lịch văn hóa Suối Tiên chính thức mời phục vụ vào các ngày Tết Nguyên đán. Có thêm nguồn thu, võ sư Phước đầu tư cho các em bán vé số lập nhóm chuyên làm đầu lân, sư tử, rồng bán cho các đội lân khác ở TP Hồ Chí Minh, các tỉnh thành trong cả nước và xuất ngoại sang Mỹ, Pháp, Australia, Đức, Na Uy…

Vượt qua giai đoạn chạy ăn từng bữa, không dừng lại ở đó, với tư cách "sư phụ" của bọn trẻ, võ sư Lê Đình Phước đã khuyên nhủ, vận động các học trò tham gia công tác từ thiện xã hội như bảo vệ môi trường, múa lân góp vui cho các khu phố nghèo vào dịp cuối năm, hiến máu nhân đạo, ủng hộ quỹ cứu trợ những gia đình khó khăn ở địa phương trên tinh thần "lá rách đùm lá rách.

Lòng nhân ái đơm hoa!

Lê bước qua từng quãng thời gian khó khăn, võ sư Phước nay đã có thể cười vui. Anh tâm tình: "Điều làm tôi hạnh phúc nhất là hàng ngàn đứa trẻ bụi đời, giang hồ ngày nào nay trở thành những công dân sống có ích cho gia đình và xã hội, trở thành những người cha, người mẹ tốt. Có em làm công nhân, em vào Quân đội, em trở thành sĩ quan An ninh, em làm tài xế… Dù các em đi đâu, làm gì thì đến Ngày kỷ niệm thành lập Võ đường - Đoàn lân (24/10) các em đều tề tựu về đây. Em có điều kiện nhận giúp đỡ, động viên những em có hoàn cảnh khốn khó".

Đệ tử của võ sư Phước còn là những nghệ sĩ kèn - trống đa tài.

Qua kinh nghiệm và từ bản thân, võ sư Lê Đình Phước nhận thấy đa số những em hiếu động, cá biệt, những em vì kế sinh nhai phải vào đời sớm, gia nhập các băng nhóm phá phách, trộm cắp rất yêu thích tập võ, tính tự giác rất cao. Anh trải lòng: "Nếu được hướng thiện thường xuyên các em mới không tái phạm, không trở lại con đường tối và trở thành những hạt nhân hoàn thiện".

Bạn muốn đến thăm và giúp đỡ "Đoàn lân giang hồ" của Võ sư Lê Đình Phước, vui lòng đến Nhà Văn hóa thiếu nhi quận 6, số 212 Nguyễn Văn Luông, TP Hồ Chí Minh. Đường khó đi, trước khi đến bạn nên liên lạc với võ sư Phước theo số điện thoại 0903669031 để được hướng dẫn.
Về Đầu Trang Go down
 
Lập võ đường cảm hóa "đại ca nhí"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lân Sư Rồng Phù Đổng Q6 :: Phù Đổng Quận 6 :: LỊCH SỬ VỀ ĐOÀN LÂN-
Chuyển đến